Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Bánh mướt quê tôi
Trời đổ mưa như trút nước. Nỗi nhớ nhà trào dâng trong lòng người con xa xứ. Mưa khiến tôi thèm một đĩa bánh mướt hun hút khói - món bánh quê bình dị, giản đơn đã gắn liền với tuổi thơ tôi. Món bánh nuôi tôi lớn trong những ngày mưa gió não nề.

 


Những ngày cuối năm này, Sài Gòn cũng se se lạnh. Cứ đến buổi chiều, trời lại mưa ào ào. Cảm giác khi khoác chiếc áo dài tay mỗi lúc ra đường ban đêm làm lòng tôi bất giác nao nao một nỗi nhớ nhà da diết. Quê tôi vừa trải qua những trận giông bão, đã có bao nhiêu người ra đi không trở về...


 


Mưa Sài Gòn bất trợt đến rồi đi, không giống như ở miền Trung quê tôi, mưa dầm dề, mưa từ ngày này sang ngày khác. Mưa Sài Gòn, dẫu vậy, vẫn khiến tôi nhớ đến đĩa bánh mướt hun hút khói. Nhớ đến nao lòng.


 


Cái tên bánh nghe thật lạ tai. Có lẽ không nơi đâu có bánh mướt, ngoại trừ quê tôi. Nó được xem là món ăn đặc trưng của người dân Nghệ - Tĩnh. Thoạt nhìn, bánh mướt quê tôi giống với bánh cuốn miền Bắc và bánh ướt miền Nam. Nhưng ở bánh mướt có những nét riêng không trộn lẫn vào đâu được.


 


Tôi không biết bánh mướt quê tôi có từ bao giờ, chỉ biết rằng đó là món ăn sáng thường trực của người dân quê nghèo, lam lũ. Đặc biệt, vào những ngày mưa gió kéo dài lê thê, món bánh ấy trở thành món ăn chính cho mọi gia đình. Trời mưa, có một đĩa bánh mướt trắng muốt bốc khói, sực nức mùi hành tăm được phi thơm, vàng ruộm, ăn kèm chén nước mắm thì còn gì thích thú bằng. Siêng thì tự đổ bánh, còn không thì mua bánh ở chợ.


 



 


Mỗi lần mẹ tôi đi chợ về, bao giờ trong làn cũng phải kèm một chục bánh mướt gói trong miếng lá chuối xanh um, thơm ngào ngạt.


 


Đó cũng là món quà quê một thời đói khổ mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng háo hức chờ đợi. Bánh mướt quê tôi bây giờ không chỉ là bữa ăn sáng mà còn được dùng làm bữa ăn chính trong những ngày đám đình, giỗ chạp hay có khách tới chơi nhà.


 


Bánh được ăn kèm với nhiều thứ: Thịt nướng, lòng heo, chả giò, hay tô thịt chó. Nếu không thì có thể ăn chung với nước sốt cà chua kèm thịt luộc cũng rất ngon... Bánh còn được cho thêm thịt heo, giá, nấm mèo vào làm nhân. Khác với ngày trước chỉ là chiếc bánh trắng có rưới một lớp hành phi lên trên, thêm một chén nước mắm chanh, tỏi, ớt là đã thú vị rồi.


 


Nhưng tôi lại thích ăn bánh mướt chấm mắm tôm hơn. Cái mùi vị của mắm tôm đối với nhiều người không mấy thiện cảm, nhưng mà tôi vẫn "khoái" mới lạ. Có vẻ với tôi lúc này, có một đĩa bánh mướt chấm chút mắm tôm, cho vào miệng nhấm nháp thì thật là hết ý.


 


Mẹ tôi thường nói, mắm tôm phải cho nhiều nước cốt chanh, thêm ớt xắt lát mỏng, một chút bột ngọt, đường rồi đánh mạnh cho nó bọt ăn mới ngon. Vị mằn mặn của mắm tôm cộng với vị chua chua của chanh, mùi thơm ngào ngạt của hành tăm phi và độ dai dai mà vẫn mềm mại, béo ngậy của miếng bánh mướt khiến người ta không thể quên được. Tất cả như được hòa quyện để rồi tan ra trên đầu lưỡi. Nghĩ đến đã thấy nôn nao.


 


Nguyên liệu làm bánh mướt đơn giản nhưng cách làm hơi cầu kỳ một chút. Thực ra làm bánh mướt không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì. Bột làm bánh phải được làm từ gạo tẻ, đem ngâm nước trong nhiều giờ liền sau đó mới mang đi xay nhuyễn. Ngày trước, khi đời sống còn vất vả, muốn xay bột làm bánh phải xay bằng cối đá. Nhớ ngày đó, mỗi lần thèm bánh, cả nhà tôi lại xúm xít đâm đâm, giã giã bột đến mệt lả người. Khi những chiếc bánh hoàn thành thấy lòng mình cũng xao xuyến một cảm giác khó tả.


 


Chính vì thế, những người làm nghề bán bánh mướt thường phải thức khuya dậy sớm để đổ bánh cho kịp đi chợ. Còn ngày nay, khi đời sống phát triển hơn thì cối đá ít còn ai sử dụng nữa. Người ta xay bằng máy móc hiện đại, vừa đỡ tốn thời gian mà bột cũng nhuyễn hơn. Bột sau khi xay xong, muốn được ngon thì phải lắng tiếp trong khoảng 2 giờ nữa, có như thế, khi tráng, bánh mới phồng lên và có độ dai dai, mịn mịn. Bí quyết có đĩa bánh mướt ngon nằm ở cách người ta ngâm hay ủ bột.


 












Nguồn ảnh: NLĐ


 


Bột sau khi đã đạt yêu cầu thì mới đem đi tráng. Đầu tiên, người làm bánh sẽ cho thật nhiều nước vào xoong. Trên miệng xoong, bọc kỹ một lớp vải lụa mỏng màu trắng. Bắc xoong lên bếp đun sôi. Khi nước sôi, múc một muỗng bột vừa phải tráng đều lên trên tấm vải, phải đều tay cán bột thành một lớp mỏng. Giai đoạn này đòi hỏi sự khéo léo rất cao của người làm bánh nếu không bánh sẽ quá dày, không chín hay bị nhão không cuộn lại được. Lửa phải lớn, đều, vì thế, người làm bánh thường sử dụng bếp củi để tiếp kiệm hơn.


 


Hơi nước bốc lên xuyên qua tấm vải sẽ làm bánh chín chỉ sau 2 - 3 phút. Để cuộn tròn bánh lại thì cần một chiếc đũa dài, có bản rộng bằng ngón tay cái (quê tôi gọi là đũa bếp), cuốn từ từ như cuộn trứng chiên. Sau đó lấy ra xếp vào một cái rổ lớn có lót sẵn lá chuối tươi, cứ một lớp bánh thì rưới một lớp hành tăm đã phi sẵn lên trên mặt bánh.


 


Cách phi hành không có gì đặc biệt, nhưng phải chú ý làm sao đừng để hành cháy, nếu không bánh sẽ đắng. Bánh phải có mỡ hành thì mới dậy mùi thơm. Nếu không có hành tăm thì có thể sử dụng hành tím, nhưng với người dân Nghệ - Tĩnh, bánh mướt phải có hành tăm mới gọi là bánh mướt.


 


Đến bây giờ, mỗi lần có dịp về quê, món đầu tiên mẹ thường "đãi" chị em tôi vẫn là bánh mướt lòng heo. Chuyện đó đã trở thành một thói quen cố hữu rồi. Quê tôi, thị trấn Nam Đàn là nơi nổi tiếng về món bánh này. Nơi đó, có những làng bánh mướt rất nổi tiếng, nhiều gia đình còn lấy đó làm nghề gia truyền. Vì bánh mướt được làm từ bột gạo nên chỉ để được trong ngày, không mang đi xa được. Có lẽ vì thế mà ngoại trừ người dân Nghệ - Tĩnh ra, có rất ít người biết đến món bánh này. Thấy nhớ nhà, nhớ món bánh mướt nhưng không đâu ở Sài Gòn này tìm được món bánh đặc trưng như thế.


 


Trời đổ mưa như trút. Tôi vẫn chộn rộn một cảm giác thèm thuồng đến lạ, đâu đó như văng vẳng câu hát dân quê...


 


Ai về chợ huyện Sa Nam


Nhớ ăn bánh mướt cô nàng đong đưa


Ăn năm cái bánh no vừa


Ăn mười chiếc bánh no cả trưa lẫn chiều


Ăn rồi anh ngỏ lời yêu


Cô nàng cắp thúng mà theo anh về...


 


Theo Sơn Trà

Món Ngon Việt Nam

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    5 quán cháo “đặc sản” ở Hà Nội (07-01-2011)
    Vườn đào Hà Nội vào Xuân (01-01-2011)
    Ăn đồ biển ở Cam Bình hoang sơ (30-12-2010)
    Cơm hến đất kinh kỳ (29-12-2010)
    Rực rỡ hoa đào Nhật Bản ở Sapa (19-12-2010)
    Cùng khám phá 3 quán bún miền Trung trong lòng Sài Gòn (16-12-2010)
    Lắng hồn đền Gióng (16-12-2010)
    Bà Nà kỳ ảo trong sương (14-12-2010)
    Đông về nhớ bát cháo trai (07-12-2010)
    Sài Gòn lãng mạn cùng lá vàng (01-12-2010)
    Có những chốn thần tiên ở Hà Giang (26-11-2010)
    Bia cỏ phố cổ (24-11-2010)
    Huyền thoại hồ Hà Nội (23-11-2010)
    Chợt nhớ bánh Tráng quê mình (17-11-2010)
    Hà Nội trong mắt người Sài Gòn (10-11-2010)
    Về đất Tây Sơn  (04-11-2010)
    Quyến rũ mùa thu Mộc Châu (29-10-2010)
    Đi thăm chùa Hương (25-10-2010)
    Huyền thoại Suối Mỡ (23-10-2010)
    Mộng mơ Quan Sơn (15-10-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152769617.